Tranh chấp đất đai là tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều nhất là giá trị của đất đang ngày càng tăng cao. Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về luật tranh chấp đất đai 2019, nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tình huống, thực trạng hòa giải và quy định về luật tranh chấp đất đai 2019 nhé.
Các tình huống tranh chấp đất đai
Do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao về số vụ tranh chấp đất đai đang không ngừng tăng lên, người dân biết cách xem xét luật tranh chấp đất đai 2019, hợp đồng dân sự, thủ tục và quan hệ pháp lý, từ đó thấy không đúng với quy định sẽ tiến hành khởi kiện để lấy quyền lợi về cho mình. Chính vì vậy mà đã có không ít những tình huống tranh chấp đất đai xảy ra.
Về cơ bản thì các tình huống tranh chấp đất đai sẽ được chia thành 2 loại chính:
- Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, là loại tranh chấp phát sinh từ các giao dịch liên quan đến đất đai ví dụ như chuyển đổi, thừa kế, mua bán, cho tặng…
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất, là loại tranh chấp liên quan đến việc ai là người có quyền sử dụng, sở hữu phần đất đó.
Ngoài ra còn có tranh chấp về mục đích sử dụng đất nhưng tình huống này thường ít gặp hơn, thường liên quan đến mục đích sử dụng đất.
Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai
Mặc dù đã có luật tranh chấp đất đai 2019 nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai tại xã, phường còn nhiều khó khăn
Thông thường cán bộ cấp xã vẫn chưa đủ chuyên môn để xem xét và nhận định chính xác về tình trạng và hồ sơ tranh chấp. Trên thực thế thì tình trạng tồn đọng hồ sơ và chậm trễ trong vấn đề giải quyết những bức xúc của người dân làm quá trình hòa giải chưa được nhanh chóng và hiệu quả.
Theo đó, nên cho phép người dân được lựa chọn giải quyết song song hai cách, một là giải quyết ở cấp cơ sở, hai là trung tâm hòa giải đối ngoại thuộc tòa án.
Như vậy những tình huống tranh chấp đất đai phức tạp sẽ được những người có chuyên môn xử lý tốt hơn. Những tình huống đơn giản có thể giải quyết tại cấp cơ sở để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Giải quyết tranh chấp đất đai ở xã là một bước dư thừa
Thực tế việc hòa giải tranh chấp đất đai tại xã/phường chỉ là một bước trước khi người dân quyết định đưa nhau ra tòa bởi tỷ lệ hòa giải là rất thấp. Nhiều người cho rằng nên bỏ hẳn thủ tục này mà chuyển tằng về cho tòa, vừa không mất nhiều thời gian vừa cắt giảm được một bước cho cả người dân và chính quyền.
Tùy tranh chấp để hòa giải tại xã
Một số ý kiến cho rằng đối với những tranh chấp quyền sử dụng đất mà có giấy chứng nhận, sử dụng đất, đất có đăng ký giấy tờ, lô, thửa … thì nên bỏ khâu hòa giải tranh chấp đất đai tại xã/phường. Nếu khởi kiện tại tòa thì những tình huống này đã có đầy đủ chứng cứ nên sẽ được giải quyết khá nhanh.
Những tình huống tranh chấp về đất chưa có giấy tờ thì giải quyết ở xã/phường, vì chính quyền cơ sở sẽ nắm rõ hơn cả. Hòa giải nhằm tạo điều kiện cho người dân gần gũi nhau hơn, nếu biết dùng lời lẽ và tình cảm tác động hợp lý thì khả năng hòa giải sẽ cao hơn mà vẫn không mất đi tình làng nghĩa xóm.
Quy định về luật tranh chấp đất đai 2019
Theo như quy định về luật tranh chấp đất đai 2019 thì quy trình giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được tiến hành như sau:
Hòa giải tại UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp
+) Trường hợp 1: Hòa giải thành công sẽ kết thúc tranh chấp
+) Trường hợp 2: các bên hòa giải không thành công sẽ tiến hành giải quyết theo 2 hướng:
- Nếu tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp khác và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất sẽ khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Nếu tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp thì chọn 1 trong 2 hình thức:
- Theo thủ tục tố tụng: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Theo thủ tục hành chính: sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Tranh chấp giữa cộng đồng dân cư, cá nhân, hoặc hộ gia đình thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Nếu đồng ý với kết quả giải quyết sẽ kết thúc tranh chấp. Nếu không đồng ý với kết quả sẽ tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Pháp luật về thủ tục hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh sẽ đứng ra giải quyết đối với những tranh chấp mà có bên tranh chấp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cơ sở tôn giáo. Nếu đồng ý với kết quả giải quyết sẽ kết thúc tranh chấp. Nếu không đồng ý với kết quả sẽ tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Pháp luật về thủ tục hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường.
Trên đây là một số thông tin về luật tranh chấp đất đai 2019, hy vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích qua những chia sẻ này. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, chúc bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống!